Python Object Model
1. old-style và new-style class trong Python
Bạn đã nghe ở đâu đó “In python everything is object”.
Điều đó có nghĩa là gì? Liệu nó có giống các ngôn ngữ lập trình khác, mọi thứ trong Python đều là instance của BaseClass? Tôi đã nghe về object class trong Python, liệu đó có phải là Base Class của Python
Python có hai mô hình old-style và new-style. Thực tế trong các phiên bản cũ của Python, không có một class cụ thể nào cho mọi object cả. Nhưng từ Python 2.2, với sự giới thiệu của new-style class, chúng ta có thể biến mọi object là instance của object
Từ Python 2.1 trở về trước, old-style class là lựa chọn duy nhất cho các lập trình viên. Khái niệm old-style class là không liên quan tới khái niệm kiểu. Nếu x là một instance của old-style class, x.class sẽ trỏ tới class của x, nhưng type(x) thì không.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 |
|
new-style class được giới thiệu với động lực tạo ra một mô hình object thống nhất cho Python. Mọi đối tượng sẽ được kế thừa từ object
1 2 3 4 |
|
new-style class được định nghĩa bằng cách kế thừa từ object class. Khác với old-style class, nếu x là một instance của new-style class, cả x.class và type(x) đều trỏ về class của x
1 2 3 4 5 6 7 |
|
Để tương thích với các phiên bản của của Python, class mặc định vẫn được để ở old-style. Nếu chúng ta muốn sử dụng new-style, chúng ta bắt buộc phải định nghĩa class là subclass của object
2. Điểm khác biệt giữa old-style và new-style class
Điểm khác biệt rõ nhất được nhìn thấy trong hệ thống kiểu. Hãy xem làm thế nào old-style class và new-style class thực hiện việc đa kế thừa. “Đa kế thừa” là khả năng một class có thể kế thừa từ nhiều class khác nhau. Nếu A kế thừa từ B, A là subclass(child class, derived class) của B, còn B là superclass (base class, parent class của A)
Đa kế thừa cho phép một class A có thể có nhiều cha (theo tôi, đa kế thừa không thực sự tốt. có nhiều cách để giải quyết vấn đề đa kế thừa, hãy xem Ruby với mixins hay Java với interface thực hiện điều đó. tôi thực sự rất thích mô hình mixins của Ruby)
Trong mô hình object của Python, mọi class đều có thuộc tình bases để lưu lại tất cả các class cha của nó, theo thứ tự xuất hiện của việc thừa kế.
1 2 3 4 5 |
|
Vấn đề của đa kế thừa đó là thự tự của các superclass.
Khi một instance của một subclass truy cập vào một thuộc tính (hoặc một method), đầu tiên, nó sẽ tìm kiếm các thuộc tính được định nghĩa trong không gian của nó. Nếu thuộc tình (hoặc method) không được tìm thấy, nó sẽ tìm đến không gian của class (thuộc tính của class, hàm của class). Nếu vẫn không tìm thấy, nó sẽ tìm kiếm tiếp trong không gian của các super class. Khi một class có nhiều super class, thứ tự của các super class chính là thứ tự khi tìm kiếm
Trong old-style class, thứ tự của các superclass là depth-first, left-to-right theo thứ tự xuất hiện trong bases list
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 |
|
Cách phân giải method của old-style khá đơn giản và dễ hiểu. Nhưng nếu chúng ta áp dụng quy luật này, đôi khi chúng ta sẽ phạm phải sai lầm khi kế thừa. Giả sử, một class G được kế thừa từ A, D và E, trong khi A là parent class của D và E. Rõ ràng, một lỗi nên được Python ném ra trong trường hợp này để bảo về việc kế thừa vòng tròn như vậy
new-stlye giải quyết vấn đề này. new-style sử dụng MRO (Method Resolution Order) được giới thiệu từ Python 2.3
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 |
|
Ý tướng của MRO là sắp xếp các super class với điều kiện:
+ Nếu B là cha của C, B luôn luôn đứng trước C trong list.
Với điều kiện đó, Python sẽ ném ra một lỗi nếu chúng ta cố gắng định nghĩa class D kế thừa từ (B, C), E kế thừa từ (C, B) và F kế thừa từ (D, E)
Tham khảo explaination in python docs