Cảm ơn bạn đã đọc và ủng hộ blog KTMT ʘ‿ʘ Từ bây giờ chúng tôi sẽ là kipalog.com !

Haskell's Laziness

Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày về một đặc tính của Haskell khá khác biệt so với các ngôn ngữ lập trình khác, đó là laziness (dịch tiếng việt nôm na là “luời biếng”, nhưng tôi xin đuợc giữ nguyên từ gốc tiếng anh).

Chúng ta hiểu laziness như thế naò? Lazy evaluation nghĩa là, việc evaluate các đối số của hàm sẽ đuợc trì hoãn càng lâu càng tốt, chúng sẽ không đuợc evaluate cho đến khi biểu thức thực sự cần đến gía trị của chúng. Khi một biểu thức đuợc đưa làm đối số cho một hàm, nó chỉ đuợc đóng gọn lại thành một biểu thức chưa đuợc đánh gía (unevaluated expression), mà chưa đuợc tính toán gì cả.

Chúng ta sẽ sử dụng Lecture 7 của course CIS 194 (Link) để minh họa cho việc tìm hiểu Laziness. Bên cạnh đó, tôi sẽ trình bày qua những syntax cơ bản của Haskell theo bài viết.

Tính số Fibonacci

Trong bài tập thứ nhất, chúng ta sẽ viết một hàm fib để tính ra số Fibonacci thứ n

1
2
3
4
5
-- Exercise 1 
fib :: Integer -> Integer
fib 0 = 0
fib 1 = 1
fib n = fib (n-1) + fib (n-2)

Bên trên là điển hình của cách viết một hàm (function) trong Haskell. Truớc tiên, chúng ta có tên hàm nằm truớc dấu ::, trong truờng hợp này là hàm fib. Tiếp theo, nằm sau dấu ::, chúng ta có Integer -> Integer, đây chính là nơi khai báo đối số và giá trị trả về của Haskell. Trong truờng hợp này, hàm fib nhận đối số là Integer (số Fibonacci thứ mấy) và trả về Integer (số Fibonacci cần tìm). Tài liệu sau đây nói một cách khá đầy đủ về syntax viết function, bạn nên đọc thêm: Syntax in Functions

Sau dòng khai báo tên hàm và nguyên mẫu hàm là định nghĩa của một loạt pattern matching. Haskell sẽ match từ trên xuống duới, do vậy truớc tiên ta khai báo base case cho số Fibonacci thứ 0 và thứ 1. Các số Fibonacci tiếp theo, vì không match các base pattern nên sẽ sử dụng pattern thứ ba, cộng hai số Fibonacci phía truớc.

Chúng ta thấy cách khai báo pattern matching khá gần gũi vớí định nghiã dãy Fibonacci chúng ta đã học. Tiếp theo, ta định nghiã một dãy Fibonacci vô hạn như sau:

1
2
fibs1 :: [Integer]
fibs1 = map fib [0..]

map là một function trong Haskell, nhận vaò hai đối số là một hàm f và một danh sách. Nó sẽ trả về một danh sách mới mà các phần từ là kết qủa trả về tuơng ứng khi áp dụng hàm f với từng phần tử trong danh sách cũ. [0..] là cách viết danh sách tất cả các số nguyên duơng. Như vậy, ta có fibs1 là danh sách tất cả các số Fibonacci.

Hãy khởi động GHCi và check hàm mới này:
1
2
3
4
5
6
$ ghci
Prelude> :l HW07.hs
[1 of 1] Compiling HW07             ( HW07.hs, interpreted )
Ok, modules loaded: HW07.
*HW07> fibs1
[0,1,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89,144,233,377,610,987,1597,2584,4181,6765,10946,17711,28657,46368,75025,121393,196418,

Bạn sẽ thấy một vài số Fibonacci đầu tiên hiện ra rất nhanh, nhưng đến một lúc nào đó, sẽ rất lâu để tính đuợc số Fibonacci tiếp theo. Lý do là vì mỗi số Fibonacci bị tính đi tính lại quá nhiều lần!

Và đây là lúc chúng ta áp dụng Laziness của Haskell.

1
2
3
-- Exercise 2 
fibs2 :: [Integer]
fibs2 = [0,1] ++ zipWith (+) fibs2 (tail fibs2)

Chúng ta đã biết dãy Fibonacci bắt đầu từ hai số 0, 1, nên ta khởi đầu khai baó dãy bằng 0,1.

Giả sử ta đã có một dãy Fibonacci vô hạn:

1
[0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, ...]

tail là phép toán bỏ đi phần tử đầu tiên của một dãy:

1
[1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, ...]

zipWith kết hợp 2 dãy trên theo từng cặp phần tử sử dụng một phép toán naò đó (ở đây là phép cộng):

1
2
3
4
5
[0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, ...]
+
[1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, ...]
=
[1, 2, 3, 5, 8, 13, ...]

Như vậy, dãy vô hạn Fibonacci có thể đuợc tính bằng cách thêm hai phần tử đầu tiên (0, 1) vào kết quả sau khi zip dãy Fibonacci vô hạn với tail của nó!

Và đây chính là sức mạnh của laziness! fibs2 là kết quả trả về mà chúng ta lại có thể để xuất hiện ở bên vế phải! Haskell chỉ evaluate vế phải khi naò thực sự cần thiết, cho nên mỗi khi cần tính một phần tử mới cho dãy fibs2, nó mới quay ra tìm lại những phần tử đằng truớc (đã đuợc tính).

Bạn hãy thử chạy lại fibs2 với GHCi và quan sát, số Fibonacci tuôn ra như thác lũ :) Hãy thử chỉ lấy 100 số Fibonacci ban đầu xem:
1
*HW07> take 100 fibs2

100 số Fibonacci đầu tiên xuất hiện trong chớp mắt!

Streams

Trong phần này, chúng ta định nghĩa kiểu dữ liệu (data type) Stream, gần giống với list nhưng bị ràng buộc là phải vô hạn

1
data Stream a = Cons a (Stream a)

Bên trên là cách khai baó một kiểu dữ liệu, bắt đầu bằng từ khoá data. Stream là tên kiểu dữ liệu, tiếp sau đó đến truớc dấu =type variable, tức là a có thể thay cho Integer, String, … và ta có kiểu dữ liệu Stream Integer hoặc Stream String tuơng ứng. Phiá sau dấu = là constructor của kiểu dữ liệu này: Cons, với 2 đối số thuộc kiểu aStream a. Bạn hãy tham khaỏ về cách taọ kiểu dữ liệu tại Link này

Hàm sau convert một stream thành list:

1
2
streamToList :: Stream a -> [a]
streamToList (Cons x s) = x : streamToList s

Trong exercise 4, chúng ta phải viết một instance của Show cho kiểu dữ liệu Stream. đến đây, chúng ta cần biết thêm về khái niệm Typeclass của Haskell. Typeclass có thể coi là một loại “giao diện”, nó định nghĩa một số loại hành vi, và các kiểu dữ liệu mà có cùng hành vi đó có thể được khai báo là instance của typeclass đó. Lấy ví dụ, Eq typeclass định nghĩa một giao diện cho những thứ có thể so sánh được. Cụ thể các hành vi mà nó định nghĩa như sau:

1
2
3
4
5
class Eq a where
    (==) :: a -> a -> Bool
    (/=) :: a -> a -> Bool
    x == y = not (x /= y)
    x /= y = not (x == y)

Theo đó, bất cứ type nào muốn được là một instance của Eq typeclass sẽ phải khai báo các hàm (==), (/=) (trên thực tế, chỉ cần khai báo một hàm, vì hàm còn lại được định nghĩa là phủ định của hàm kia).

Ví dụ, ta có một type như sau:

1
data Coin = Head | Tail

Chúng ta muốn Coin type là một instance của Eq typeclass thì ta làm như sau:

1
2
3
4
instance Eq Coin where
  Head == Head = True
  Tail == Tail = True
  _ == _ = False

Ở đây, chúng ta vẫn dùng pattern matching để định nghĩa hàm (==) với từng trường hợp của 2 đối số.

Quay trở lại với exercise 4, chúng ta định nghĩa Stream a thành một instance của Show typeclass như sau:

1
2
instance Show a => Show (Stream a) where
    show s = show $ take 20 (streamToList s)

Chúng ta thấy sự xuất hiện của kí tự “lạ”: =>. Trong khai báo instance, những gì xuất hiện trước dấu => là những ràng buộc về type. Ở đây, chúng ta muốn Stream a là instance của Show thì bản thân a, một type variable, cũng phải là một instance của Show. Có như vậy, chúng ta mới định nghĩa được hàm show của Show typeclass cho Stream a dựa trên hàm show cho a.

Đến kí tự lạ tiếp theo: $. Đây chỉ đơn giản là một chỉ dẫn cho Haskell là tất cả những gì xuất hiện sau $ có độ ưu tiên phép toán cao hơn, tức là show $ take 20 (streamToList s) tương đương với show (take 20 (streamToList s)). Nhưng chúng ta không muốn dùng quá nhiều dấu ngoặc, phải không :)

Trong định nghĩa hàm show cho Stream a, chúng ta không muốn nó in hết ra vô hạn phần tử, mà chỉ muốn in ra 20 phần tử đầu tiên. Do đó chúng chuyển nó thành list bằng hàm streamToList, lấy 20 phần tử đầu tiên bằng take 20 và áp dụng hàm show cho List a type (khi a là instance của Show rồi thì [a] cũng là instance của Show )

Chúng ta phải có một vài Stream để test. Hãy định nghĩa chúng:

1
2
3
4
5
6
7
8
streamRepeat :: a -> Stream a
streamRepeat x = Cons x (streamRepeat x)

streamMap :: (a->b) -> Stream a -> Stream b
streamMap f (Cons x s) = Cons (f x) (streamMap f s)

streamFromSeed :: (a->a) -> a -> Stream a
streamFromSeed f x = Cons x (streamMap f (streamFromSeed f x))

streamRepeat tạo ra một stream chứa vô hạn các phần tử giống hệt nhau. streamMap áp dụng một hàm (a->b) lên tất cả các phần tử của một Stream a để nhận được một Stream mới: Stream b. Cuối cùng streamFromSeed là một cách khác để tạo ra một stream, bằng cách bắt đầu từ một “hạt giống” thuộc type a, cũng chính là phần tử đầu tiên của Stream, rồi liên tục sử dụng một hàm có kiểu a->a để tạo ra các phẩn tử tiếp theo.

Tôi sẽ để dành phần này cho độc giả chiêm nghiệm xem tại sao lại viết như vậy.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng test thử những gì chúng ta đã viết trong GHCi

1
2
3
4
5
6
7
8
*HW07> show $ streamFromSeed ('x':) "o"
"[\"o\",\"xo\",\"xxo\",\"xxxo\",\"xxxxo\",\"xxxxxo\",\"xxxxxxo\",\"xxxxxxxo\",\"xxxxxxxxo\",\"xxxxxxxxxo\",\"xxxxxxxxxxo
\",\"xxxxxxxxxxxo\",\"xxxxxxxxxxxxo\",\"xxxxxxxxxxxxxo\",\"xxxxxxxxxxxxxxo\",\"xxxxxxxxxxxxxxxo\",\"xxxxxxxxxxxxxxxxo\",
\"xxxxxxxxxxxxxxxxxo\",\"xxxxxxxxxxxxxxxxxxo\",\"xxxxxxxxxxxxxxxxxxxo\"]"
*HW07> show $ streamRepeat "o"
"[\"o\",\"o\",\"o\",\"o\",\"o\",\"o\",\"o\",\"o\",\"o\",\"o\",\"o\",\"o\",\"o\",\"o\",\"o\",\"o\",\"o\",\"o\",\"o\",\"o\"]"
*HW07> show $ streamMap (+ 1) (streamRepeat 0)
"[1,1,1,1,1,1,1,1,1,1,1,1,1,1,1,1,1,1,1,1]"

Như vậy ta đã có một số hàm để làm việc với Stream, ta sẽ thử định nghĩa dãy số tự nhiên bằng Stream như sau:

1
2
nats :: Stream Integer
nats = streamFromSeed (+ 1) 0
Test trong GHCi:
1
2
*HW07> show nats
"[0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19]"

Ví dụ tiếp theo: Tính ruler function f(n) = số mũ lớn nhất của 2 là ước số của n. Bình thuờng chúng ta sẽ nghĩ đến việc chia 2 cho đến khi lẻ thì thôi. Nhưng tôi sẽ trình bày một lời giải khác, sử dụng laziness và cấu trúc dữ liệu vô hạn của Haskell.

Thay vì tính từng f(n) một, chúng ta sẽ xây dựng hẳn cả dãy số ruler f(n) với n bắt đầu từ 1: 0,1,0,2,0,1,0,3,0,1,0,2,0,1,0,4..., trong đó phần tử thứ n trong stream là số mũ lớn nhất của 2 là ước số của n.

Dễ thấy có thể coi dãy trên là trộn xen kẽ của hai dãy, một dãy toàn 0 (vì tuơng ưng với n lẻ nên số mũ lớn nhất của 2 chỉ là 0) và dãy còn lại tuơng ứng với n chẵn. điều kì diệu là dãy thứ hai bao gồm chính các phần tử của dãy ruler nhưng cộng thêm 1 (Bạn thử suy nghĩ xem tại sao). Vì thế mà ta có cách khai báo ruler là một Stream Integer rất đẹp như sau:

1
2
3
4
5
interleaveStreams :: Stream a -> Stream a -> Stream a
interleaveStreams (Cons x1 s1) ~(Cons x2 s2) = Cons x1 (Cons x2 (interleaveStreams s1 s2))

ruler :: Stream Integer
ruler = interleaveStreams (streamRepeat 0) (streamMap (+ 1) ruler)

Lại thêm một kí tự lạ: tilde sign ~! Tôi đã thêm nó vào truớc đối số thứ hai của interleaveStreams. Kí tự này dùng để báo hiệu compiler đừng evaluate đối số thứ hai này. Nếu không có kí tự ~, pattern matching của hàm interleaveStream sẽ phải evaluate đối số thứ hai để đảm bảo nó thuộc type Stream a. đó không phải là điều chúng ta muốn, vì hàm ruler gọi hàm interleaveStream với đối số thứ hai chứa ruler, tức là gọi đệ quy vô hạn lần. Nếu đối số thứ hai của interleaveStream không lazy, hàm này sẽ dừng mãi ở việc evaluate để phục vụ pattern matching.

Nói nôm na, thêm dấu ~ truớc một đối số là chúng ta đã bảo với compiler là: “đừng lo, tôi đảm bảo đối số này sẽ có kiểu Stream a, nên đừng evaluate làm gì” :)

Kết luận

Bài viết này đã trình bày một số ví dụ để minh họa lazy evaluation của Haskell. Nó cho phép ta làm việc với những kiểu cấu trúc dữ liệu vô hạn, một pattern khá thuờng gặp trong Haskell. Việc định nghiã một cấu trúc dữ liệu vô hạn thực chất chỉ taọ ra một biểu thức chưa đuợc evaluate, mà ta sử dụng nó để chỉ ra cấu trúc dữ liệu hoàn chỉnh “có thể” phát triển đến như thế naò, và chỉ phần naò cần thiết mới đuợc tính toán.

Tuy nhiên, chủ đề laziness là một chủ đề khá phức tạp, đặc biệt khi chúng ta muốn đánh giá time và space của program. Có khá nhiều bài viết trên mạng về vấn đề này, một trong số đó bạn có thể tham khảo thêm là:

Comments

Copyright © 2015 kỹ thuật máy tính